Nhiều người quan niệm bệnh gai cột sống là do thừa canxi.

Gai cột sống còn được gọi là vôi hóa cột sống, trong đó, cột sống sẽ mọc ra các gai xương gây chèn ép lên rễ dây thần kinh và tủy, làm mất dần khả năng hoạt động của xương. Gai cột sống thường xuất hiện khi cơ thể người bệnh bắt đầu có dấu hiệu lão hóa xương khớp từ độ tuổi 40 trở lên.
Hình ảnh đốt sống trên cơ thể.

Gai cột sống là gì?

Gai cột sống là giai đoạn đầu tiên của bệnh thoái hóa cột sống được hình hành từ các nhóm canxi không được hấp thu tạo ra các gai xương lồi lõm có chiều dài vài milimet, bám xung quanh thân cột sống, đĩa sụn và dây chằng quanh khớp.

Nhiều người cho rằng, người bị gai cột sống đa phần là do chế độ ăn uống không lành mạnh, cơ thể dư chất làm cho lượng canxi dư thừa chuyển hóa thành gai xương ở thành cột sống. vì lý do đó, chúng ta cần phải thiết lập chế độ ăn uống hợp lý giảm bớt lượng thực phẩn giàu canxi trong khẩu phần ăn hằng ngày.

Nhiều người quan niệm bệnh gai cột sống là do thừa canxi.

Bên cạnh đó, theo quan niệm dân gian khi cột sống hình thành gai xương, những chiếc gai xương ngày càng dài có thể đâm vào tủy và các bộ phận khác ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể…Tuy nhiên, lấy y kiến quan điểm của các lương y làm việc tại phòng khám Đông y Tâm Đức nhận định đây là một quan điểm phỏng đoán sai lầm.

Đối với người bình thường, lượng canxi hấp thu trong cơ thể mỗi ngày duy trì từ 800-1000mg/ngày. Thế nhưng, lượng thức ăn thực phẩm chúng ta hấp thụ hằng ngày chỉ đạt khoảng 400-500mg canxi/ngày.

Nguyên nhân gây bệnh gai cột sống.

Người mắc bệnh gai cột sống xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau:
      - Cơ thể đã từng bị viêm khớp cột sống mãn tính tạo nên các gai xương.
      - Cột sống bệnh nhân đã từng bị chấn thương do tai nạn.
      - Lượng canxi lắng đọng chưa kịp chuyển hóa trên dây chằng quanh khớp tạo ra gai xương.
      - Cơ thể bệnh nhân bị lão hóa đĩa sụn, thoái hóa xương khớp (trường hợp này gặp chủ yếu ở người cao tuổi).
      - Gai cột sống còn phụ thuộc vào yếu tố di truyền,  tư thế vận động trong đời sống lao động hằng ngày.

Triệu chứng bệnh gai cột sống.

Gai cột sống thường xuất hiện ở mặt trước và mặt hông của thân đốt sống gây ra hiện tượng chèn ép tủy và hệ thống thần kinh của người bệnh.

Người mắc bệnh gai cột sống có có biểu hiện nhất định nên rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác. Do đó, trong quá trình vận động đi lại những gai xương cọ xát mô mềm, mô cứng xung quanh khớp, rễ dây thần kinh, dây chằng  tạo ra cảm giác đau vùng lưng, bả vai, cánh tay, chân và vùng cổ.

Tuy nhiên cơn đau cột sống chỉ xuất hiện khi bệnh nhân lao động, cơn đau giảm khi nghỉ ngơi.

Càng cử động cơn đau càng xuất hiện nhiều, nếu không chữa trị kịp thời triệu chứng đau sẽ có dấu hiệu lan đến các bộ phận lân cận như vùng cánh thân, thắt lưng, cơ bắp. cánh tay, cánh chân…

Ở trường hợp nặng cơ thể người bệnh không giữ được thăng bằng, đầu óc quay cuồng, chóng mặt, rối loạn… Thậm chí mất kiểm soát quá trình tiểu tiện.

Phương pháp chữa gai cột sống.

Có rất nhiều phương pháp chữa gai cột sống, trong đó:

Chữa gai cột sống bằng Tây y: Để khắc phục tình trạng đau của chứng gai đốt sống, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc có chứa thành phần giảm đau, giãn cơ, chống sưng viêm hoặc giải phẫu cắt bỏ gai xương tại đốt sống, gia cố, thay đĩa đệm… 

Tuy nhiên các phương án sử dụng dụng thuốc trên chỉ khắc phục cơn đau gai xương một cách tức thời,  bệnh nhân còn có thể mọc lại gai xương do viêm, tổn thương cột sống mà không chữa được tận gốc nguyên gây bệnh gây ra nhiều di chứng tác dụng phụ ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng trong cơ thể.

Chữa gai cột sống tại nhà: Khi chọn cho mình phương pháp điều trị tại nhà bệnh nhân gai cột sống nên hạn chế tuyệt đối những công việc nặng nhọc, khuân vác, bưng bê cũng như những môn thể thao dùng nhiều sức lực… Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, tránh tình trạng tăng cân đột biến, hạn chế chất đạm bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ và trái cây tươi.

Chữa gai cột sống bằng Đông y: Với ưu điểm các vị thuốc được lấy từ thiên nhiên, được sàng lọc chọn chữa kỹ càng, không gây ra tác dụng phụ, không cần phải phẫu thuật, không gây tốn kém, chữa bệnh tận gốc khi bệnh nhân kết hợp với kỹ thuật vật lý trị liệu phục hồi chức năng như: mát-xa, châm cứu, bấm huyệt, điện xung, hồng ngoại, sóng ngắn… Tuy nhiên chữa bệnh gai cột sống bằng Đông y, bệnh nhân cần phải kiên trì tập luyện cũng như quá trình sử dụng thuốc để mang lại kết quả khắc phục được bệnh trong thời gian sớm nhất.

Không có nhận xét nào :
Viết nhận xét