Có nên phẫu thuật khi bị bệnh gai cột sống hành hạ.

Khi mắc phải bệnh gai cột sống thường người bệnh rất hoang mang, không biết có nên làm phẩu thuật để cắt bỏ hay dùng thuốc điều trị.

Có nên phẫu thuật khi bị bệnh gai cột sống hành hạ.

Gai cột sống chính là sự phát triển thêm ra của những gai xương ở quanh đốt sống, dây chằng, đĩa sụn. Bình thường thì người bệnh sẽ không thấy đau nhức, nhưng khi các gai xương này cọ sát, tiếp xúc hay chèn vào các dây thần kinh lúc đó sẽ gây ra rất nhiều đau đớn làm sức khỏe người bệnh bị giảm sút, sinh hoạt và cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Khi bị gai cột sống người bệnh thường có tâm lý chung là muốn mau cơn đau, khó chịu. Tuy nhiên, người bệnh bị gai cột sống cũng nên lưu ý rằng: Phẫu thuật cắt bỏ gai cột sống chỉ được chỉ định khi bệnh gai cột sống tiến triển nặng, gây ra những biến chứng nguy hiểm như teo cơ, biến dạng khớp, rối loạn đại tiểu tiện và khi những cách điều trị hiệu quả khác không còn có hiệu quả.
Gai cột sống có nên làm phẫu thuật cắt bỏ.

Khả năng thành công sau phẫu thuật cắt bỏ gai cột sống cũng ở mức 50/50. Vì sau khi phẫu thuật cắt bỏ gai thì các gai xương vẫn có nguy cơ mọc trở lại ở những vị trí cũ, vết thương nhiễm trùng, bị xơ hóa cột sống. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng có mặt hạn chế là khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ gai phải trực tiếp can thiệp vào các hệ thống cân cơ, đốt sống, các dây chằng có thể khiến cho tình trạng đau lưng nặng nề hơn. Người bệnh bị gai cột sống vẫn có khả năng mắc phải các bệnh liên quan khác. Do đó, đối với những bệnh nhân bị gai cột sống phương pháp hỗ trợ điều trị ưu tiên lựa chọn hàng đầu hiện nay là nghiêng về hỗ trợ điều trị bảo tồn.

Những phương pháp bảo tồn nào điều trị hiệu quả bệnh gai cột sống.

Phương pháp dùng thuốc tây: Người bệnh bị gai cột sống có thể uống các loại thuốc tân dược như thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn cơ không steroid để giảm các cơn đau tức thời. Nhưng cần phải tham khảo trước ý kiến của bác sỹ chuyên khoa vì những loại thuốc này rất dễ gây tổn thương dạ dày, gan, thận. Đồng thời cũng không nên quá lạm dụng nó và chỉ sử dụng trong liều lượng cho phép.

Có thể giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh bằng cách dùng một số dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ hoặc áo giáp…

Điều trị hiệu quả gai cột sống bằng thuốc đông y: Những vị thuốc đông y cũng được coi là “thần dược” trong việc điều trị hiệu quả bệnh gai cột sống, đông y không chỉ điều trị hiệu quả phần triệu chứng mà còn tìm thuyên giảm rễ của bệnh. Với ưu điểm là thuốc được bào chế từ dược liệu tự nhiên không gây tác dụng phụ và chi phí thấp lại có tác dụng bồi bổ gân cốt hiệu quả, phương pháp này cũng được rất nhiều bệnh nhân bị gai cột sống tin tưởng hỗ trợ điều trị vì bệnh khi hỗ trợ điều trị khỏi thì rất hiệu quả trở lại. Nhưng thuốc đông y lại có nhược điểm là phải hỗ trợ điều trị lâu dài thì mới có hiệu quả.

Châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, cũng là phương pháp hỗ trợ điều trị bảo tồn giúp khí huyết lưu thông, giải tỏa tâm lý lo lắng, mệt mỏi của người bệnh, hỗ trợ hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống hiệu quả.

Điều trị hiệu quả gai cột sống bằng vật lý trị liệu: Sóng ngắn, siêu âm, chiếu hồng ngoại, kéo giãn cột sống, vận động trị liệu… sẽ giúp giảm đau hiệu quả đồng thời giúp tăng cử động, vận động ở một số khớp gia tăng hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống.
Vật lý trị liệu điều trị hiệu quả gai cột sống.

Ngoài những phương pháp hỗ trợ điều trị bảo tồn trên thì người bệnh bị gai cột sống còn có thể cải thiện bệnh qua chế độ ăn uống, luyện tập thể dục, sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Chỉ cần kiên trì hỗ trợ điều trị theo đúng sự chỉ dẫn củ bác sỹ cộng với ý chí kiên cường của bản thân thì chắc chắn bạn sẽ thoát khỏi được căn bệnh gai cột sống mà không cần phải sử dụng đến phương pháp phẫu thuật cắt bỏ gai.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề “Gai cột sống có nên phẫu thuật cắt bỏ gai?”, hy vọng đã mang đến cho các bạn thêm những kiến thức bổ ích. Mỗi phương pháp hỗ trợ điều trị gai cột sống đều cần phải phù hợp với tình trạng bệnh của mỗi người, do đó tốt nhất bạn nên thăm khám và tham khảo ý kiến của các bác sỹ từ đó lựa chọn cho mình một phương pháp hỗ trợ điều trị thích hợp và hiệu quả nhất. 

Không có nhận xét nào :
Viết nhận xét