Bệnh gai cột sống và những nguyên nhân thường gặp.

Hiện nay, có khoảng ít nhất 10% tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh gai đôi cột sống trong tổng số người mắc bệnh liên quan đến cột sống. Do đó, rất nhiều người lo lắng luôn đặt câu hỏi “bệnh gai đôi cột sống là gì?, nguy hiểm thế nào?”. Thông qua bài viết này, phòng khám Đông y Tâm Đức mang đến nhiều thông tin bổ ích từ căn bệnh trên.

Bệnh gai đôi cột sống là gì?

Bệnh gai cột sống ở người.
Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới, hiện nay, tại Hoa Kì có khoảng 1500 trẻ em trong tổng số 4 triệu bé mắc bệnh khuyết tận liên quan tới ống thần kinh. Trong đó có chiếm khoảng 200 bé mắc bệnh liên quan đến gai đốt sống.

Trong đó, gai đôi cột sống là dị tật bẩm sinh, khi bào thai hình thành đang trong giai đoạn  phát triển thần kinh xương khớp không hoàn thiện tổn thương đến cột sống. Gai đôi đốt sống lưng được chia làm 3 loại chính bao gồm: Gai đôi cột sống ẩn, gai đôi cột sống nan và thoát vị màng não.

Thể dạng gai đôi cột sống ẩn: Là một trong những tình trạng nhẹ nhất của bệnh gai đôi cột sống và không có bất kì dấu hiệu đau nhức hay khuyết tật nào.

Thể dạng gai đôi cột sống nan: Gai đôi cột sống nan là thể dạng thứ 2 của bệnh chứng gai đôi đốt sống. Ở tình trạng này, người bệnh rất dễ có nguy cơ khuyết tật tại vị trí tủy sống, dị dạng xương hoặc màng não. Tuy thể dạng gai đôi cột sống nan không có có biểu hiện đau nhức cụ thể, nhưng nếu không phát hiện sớm để điều trị kịp thời, người bệnh rất có nguy cơ rối loạn chức năng tiết niệu thậm chí hệ là cả hệ thống đường ruột.

Thể dạng thoát vị màng não: Thoát vị màng não hoặc thoát vị dịch não tủy, hay màng não nhô qua lỗ đốt sống một cách bất thường là một trong những biểu hiện nguy hiểm đặc trưng ở thể dạng này.  Cũng giống như 2 loại gai đôi đốt sống bên trên, gai đôi cột sống ở thể dạng thoát vị màng não không có những triệu chứng, cụ thể mà chỉ có gặp một số triệu chứng điển hỉnh: tê liệt bàng quang hoặc rối loạn chức năng đường ruột.

Nguyên nhân gây bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh.

Hiện nay, chưa tìm ra được nguyên nhân chuẩn xác gây bệnh gai đôi cột sống lưng. Do đó, đội ngũ lương y bác sĩ cấp cao chỉ có thể yếu tố duy nhất gây bệnh có thể là do di truyền, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, hoặc do ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường xung quanh. Khi lượng axit folic-a B không đầy đủ thông qua chế độ ăn uống hoặc thiết vi chất này từ mẹ là nguyên nhân gây ra bệnh gai đôi cột sống và dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.

Gai đôi đốt sống gây ra những biến chứng nguy hiểm thế nào?


Những biến chứng nguy hiểm của bệnh gai cột sống.
Gai đôi đốt sống là một trong những căn bệnh có liên quan trực tiếp đến vấn đề thể chất, từ đó làm người bệnh bị suy giảm chức năng trong hệ thống xương đốt sống, gây khuyết tật.

Có thể nói, gai đôi đốt sống được xác định bởi thích thước và vị trí tổn thương của dị tật. Qua đó, vị trí bị tổn thương của bệnh này chủ yếu là ở lưng, cổ… Ngoài ra gai đôi đốt sống còn gây ảnh hưởng đến dây thần kinh, cơ bắp và hiện tượng mất cảm giác (hay còn gọi là tê liệt) xuất hiện.

Là một trong những căn bệnh thiếu hụt dinh dưỡng gây ra biến chứng ở trẻ em. Do đó, tình trạng này làm các bé tăng nguy cơ đè nén tủy sống gây ra hàng loạt triệu chứng bao gồm: khó khăn khi bú, nuốt, thở, bị nghẹt thở; và những thay đổi trong chức năng phía trên cánh tay (độ cứng, yếu).

Nghiêm trọng hơn, một số trẻ em sơ sinh bị gai đôi đốt sống có thể để lại di chứng viêm màng não, nhiễm trùng ở màng não, thậm chí đe dọa đến cả tính mạng.

Làm thế nào để điều trị bệnh gai đôi đốt sống?

Hiện tại, chưa có bất kì loại thuốc đặc trị nào chữa được bệnh gai đốt sống. Bác sĩ Tân dược chỉ có thể phác thảo chế độ ăn uống để hạn chế khuyết điểm của bệnh mà thôi.

Chính vì lý do đó, khi phát hiện trẻ có bệnh gai đôi đốt sống lưng, bệnh nhân nên áp dụng kĩ thuật vật lý trị liệu phục hồi chức năng thông qua phương pháp trị liệu: hồng ngoại, sóng ngắn, chườm nóng xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt… Đồng thời, áp dụng một số bài tập thể dục vừa sức đi bộ hoặc bơi lội là phương pháp có thể  giúp bệnh nhân giãn các cơ cạnh cột sống, chống co cơ và giảm đau.

Đồng thời người nhà nên bổ sung cho bệnh nhân chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý, hạn chế chất béo (đặc biệt bệnh nhân nên tránh  chất béo từ mỡ động vật) mà thay vào đó cần bổ sung thêm nhiều rau quả, giữ cơ thể ở trọng lượng cân đối. 

Không có nhận xét nào :
Viết nhận xét